Nguồn: MetaTrader 4 Exness
Hình minh họa cách giao dịch phân kỳ với Stochastic. Nguồn: MetaTrader 4 Exness
Phương pháp giao dịch phân kỳ với Stochastic có thể được áp dụng trên mọi khung thời gian. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng: khung thời gian càng cao, thì độ chính xác của phân kỳ cũng càng cao.
Moving Average (đường trung bình động) là một công cụ xác định xu hướng quá đỗi quen thuộc đối với các Forex trader. Điều tuyệt vời là bạn có thể kết hợp công cụ này với chỉ báo stochastic oscillator để tìm ra những tín hiệu giao dịch theo xu hướng có độ chính xác cao hơn.
Dưới đây là cách giao dịch với hệ thống Stochastic – Moving Average:
Tín hiệu mua:
● Giá nằm trên đường Moving Average ● Đường %K cắt lên trên đường %D trong khu vực quá bán
Tín hiệu bán:
● Giá nằm dưới đường Moving Average ● Đường %K cắt xuống dưới đường %D trong khu vực quá mua
Bạn có thể đặt mức cắt lỗ bên dưới đường Moving Average khi đang giao dịch theo xu hướng tăng, hoặc bên trên đường Moving Average khi đang giao dịch theo xu hướng giảm. Mức chốt lời được đặt theo tỉ lệ 2:1 so với mức cắt lỗ.
Hình minh họa cách giao dịch tín hiệu mua với hệ thống stochastic oscillator – Moving Average. Nguồn: MetaTrader 4 Exness
Để biết đường Moving Average nào phù hợp với phong cách giao dịch của bạn, hãy tham khảo bài viết Cách Phối Hợp Các Đường Trung Bình Động Trong Giao Dịch của Exness!
MACD (Moving Average Convergence Divergence) là một chỉ báo kỹ thuật vô cùng nổi tiếng. Nó được xếp vào nhóm Oscillators (bộ dao động) trên phần mềm MetaTrader; tuy nhiên, chỉ báo này cũng rất hiệu quả trong việc xác định xu hướng thị trường.
Cách sử dụng hệ thống Stochastic – MACD cũng gần giống với cách sử dụng hệ thống Stochastic – Moving Average. Đầu tiên, bạn sẽ sử dụng MACD để xác định xu hướng, sau đó sử dụng Stochastic để tìm ra điểm vào lệnh theo xu hướng đã xác định được.
Dưới đây là chi tiết cách giao dịch với hệ thống này:
Tín hiệu mua:
● MACD nằm trên mức 0.0 (xu hướng tăng được xác định) ● Đường %K cắt lên trên đường %D trong khu vực quá bán
Tín hiệu bán:
● MACD nằm dưới mức 0.0 (xu hướng giảm được xác định) ● Đường %K cắt xuống dưới đường %D trong khu vực quá mua
Bạn có thể đặt mức cắt lỗ trên đỉnh/dưới đáy gần nhất và mức chốt lời theo tỉ lệ 2:1 so với mức cắt lỗ.
Hình minh họa cách giao dịch tín hiệu mua với hệ thống Stochastic – MACD. Nguồn: MetaTrader 4 Exness
Hệ thống Stochastic – MACD thường được sử dụng trên các đồ thị từ 4 giờ trở lên và có thể được áp dụng với bất kỳ loại tài sản nào. Bạn có thể cài đặt thông số MACD cao hơn so với mức bình thường khi giao dịch trên các khung thời gian dài hạn như Daily hoặc Weekly để tăng độ chính xác của các tín hiệu giao dịch.
Phân tích đa khung thời gian là một phương pháp rất hữu dụng trong phân tích kỹ thuật. Nó cho phép các trader có được một cái nhìn tổng quát hơn đối với diễn biến giá của các tài sản.
Để giao dịch đa khung thời gian với Stochastic, đầu tiên, bạn hãy sử dụng các chỉ báo xu hướng (ví dụ như Moving Average, Envelopes, v.v.) để xác định hướng đi chủ đạo của thị trường trên đồ thị thời gian lớn, sau đó chuyển xuống các đồ thị thời gian thấp hơn và sử dụng Stochastic để tìm tín hiệu giao dịch theo xu hướng chủ đạo.
Hình minh họa cách giao dịch đa khung thời gian với Stochastic. Nguồn: MetaTrader 4 Exness
Các bộ đồ thị thường được sử dụng trong phân tích đa khung thời gian bao gồm:
● 5 phút – 30 phút – 1 giờ ● 15 phút – 1 giờ – 4 giờ ● 4 giờ – 1 ngày ● 1 ngày – 1 tuần
Để tìm hiểu thêm về chiến thuật phân tích đa khung thời gian, hãy tham khảo bài viết “Tìm Hiểu Về Chiến Thuật Phân Tích Đa Khung Thời Gian” của FX news!
Ở phần trước, Exness đã giới thiệu với bạn thêm 2 cách đặc biệt để sử dụng chỉ báo stochastic oscillator. Trong phần cuối này, hãy cùng chúng tôi khám phá một số mẹo để tăng tính hiệu quả của Stochastic trong giao dịch!
Như bạn đã biết, Stochastic thường được sử dụng để tìm kiếm hiện tượng đảo chiều của giá thông qua các tín hiệu quá mua và quá bán. Tuy nhiên, trong vòng 5 năm trở lại đây, thị trường đã trở nên khó lường hơn rất nhiều, và các tín hiệu quá mua/quá bán không phải lúc nào cũng đáng tin cậy.
Hãy xem xét ví dụ dưới đây để hiểu rõ hơn.
Đây là một bức ảnh chụp lại diễn biến của cặp tiền USDJPY trên đồ thị 4 giờ. Như bạn có thể thấy, tỷ giá USDJPY vẫn tiếp tục giảm bất chấp chỉ báo stochastic oscillator liên tục cung cấp các tín hiệu quá bán. Các nhà giao dịch chắc chắn sẽ mất mát nhiều nếu giao dịch dựa trên những tín hiệu mua mà chỉ báo stochastic oscillator đưa ra.
Hãy nhớ rằng stochastic oscillator là một chỉ báo dẫn dắt, và đặc điểm chung của nhóm chỉ báo này là chúng thường chỉ hoạt động tốt trong điều kiện thị trường tích lũy. Vì thế, bạn đừng quên xác định xu hướng thị trường trước khi giao dịch theo các tín hiệu đảo chiều của stochastic oscillator. Bên cạnh đó, đừng bao giờ đặt toàn bộ niềm tin và tiền vào những tín hiệu này.
Thông số cài đặt mặc định của chỉ báo stochastic oscillator trên MetaTrader 4 là 5, 3, 3. Tuy nhiên, thông số này thường chỉ phù hợp cho việc giao dịch trên những khung thời gian từ 1 giờ trở xuống.
Khi sử dụng stochastic oscillator, các nhà giao dịch trung và dài hạn thường sẽ tăng mức cài đặt của chỉ báo này lên thành 14, 3, 3 hoặc 15, 5, 5 hoặc 21, 14, 14. Nếu thích giao dịch dài hạn, bạn có thể sử dụng các mức này hoặc thử cài đặt với những thông số cao hơn. Ngoài ra, bạn có thể thay đổi cài đặt của các mức quá mua (80) và quá bán (20) sao cho phù hợp với từng loại tài sản và khung thời gian.
Tuy nhiên, dù sử dụng thông số nào, hãy nhớ backtest chiến thuật của bạn thật kỹ càng để đảm bảo tính chính xác của các tín hiệu từ stochastic oscillator!
Vậy là chúng ta đã tới phần cuối của chuỗi bài viết về chỉ báo stochastic oscillator. Loạt bài viết về stochastic oscillator đã kết thúc ở đây. Các bạn hãy đón đọc các chuỗi bài viết mới về Forex trên blog FX News của Exness nhé! Xin cảm ơn bạn đã đồng hành cùng chúng tôi.
Hoạt động đầu tư này có mức rủi ro cao nên có thể không phù hợp cho tất cả các nhà đầu tư. Giá trị đầu tư có thể tăng lên và cũng có thể giảm xuống và các nhà đầu tư có thể mất tất cả vốn đầu tư. Trong mọi trường hợp, Exness sẽ không chịu trách nhiệm pháp lý đối với bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào, dù ở mức toàn bộ hay một phần, về bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào gây ra bởi, phát sinh từ, hoặc liên quan đến bất kỳ giao dịch nào liên quan đến Hoạt động đầu tư. Mọi ý kiến được đưa ra có thể mang tính cá nhân của tác giả và có thể không phản ánh ý kiến của Exness.