...
  1. Exness News
  2. Forex Education
  3. RSI Là Gì? Cách Dùng RSI Trong Giao Dịch Forex
Forex Education

RSI Là Gì? Cách Dùng RSI Trong Giao Dịch Forex

June 01, 2018
BY Emma Richards

Rất nhiều Trader sử dụng chỉ báo RSI trong hệ thống giao dịch của mình nhằm tạo nên một hệ thống giao dịch có hiệu quả cao. Vậy RSI là gì? Cùng Exness tìm hiểu thêm qua bài viết sau.

RSI Là Gì?

RSI là viết tắt của từ Relative Strength Index – chỉ số sức mạnh tương đối. RSI do J.Welles Wilder phát triển và được dùng như một chỉ báo đo dao động, giúp đo lường tốc độ và sự thay đổi của biến động giá.

Chỉ báo RSI dao động trong biên độ từ 0 đến 100 để đo lường sự quá mua – overbought – và quá bán – oversold – của thị trường. Theo lý thuyết của ông Wilder, khi chỉ số RSI nằm dưới mức 30, thị trường đang trong tình trạng quá bán – oversold; khi chỉ số RSI nằm trên mức 70, thị trường đang trong tình trạng quá mua – overbought. Khi tình trạng quá mua hoặc quá bán diễn ra, thị trường được kỳ vọng sẽ đảo chiều theo hướng ngược lại.

Chỉ báo RSI là một trong những chỉ báo phân tích kỹ thuật phổ biến nhất trong thị trường Forex, thị trường Chứng khoán, cũng như thị trường Tương lai.

Ý Nghĩa Của RSI Là Gì?

Chỉ báo RSI thường được trình bày dưới dạng một biểu đồ nằm ngang, gắn với phần dưới cùng của biểu đồ cặp tiền tệ, có một đường duy nhất dao động từ 0 đến 100.

Chỉ số RSI nằm trong khoảng từ 0-30 cho thấy các điều kiện thị trường quá bán với khả năng xảy ra sự điều chỉnh tăng giá ở mức cao.

Chỉ số RSI nằm trong khoảng từ 30-70 thường được coi là vùng trung lập (không mua quá nhiều hoặc bán quá mức).

Chỉ số RSI nằm trong khoảng từ 70-100 thường cho thấy thị trường quá mua với khả năng cao xảy ra điều chỉnh giá theo hướng giảm.

Khi RSI cắt từ bên dưới đường trung tâm (mức 50) đến khu vực phía trên, điều này thường cho thấy xu hướng giá tăng trong cặp tiền bị ảnh hưởng.

Khi RSI cắt từ phía trên đường trung tâm xuống vùng bên dưới nó, điều này thường cho thấy xu hướng giá giảm trong cặp tiền bị ảnh hưởng.

Cách Sử Dụng Chỉ Báo RSI Cơ Bản

Cách sử dụng cơ bản nhất của chỉ báo RSI là đợi chỉ số RSI vượt lên vùng 70, thể hiện sự quá mua – overbought – trên thị trường, sau đó cắt xuống trở lại để bán ra, hoặc đợi chỉ số RSI vượt xuống dưới vùng 30, thể hiện sự quá bán – oversold – trên thị trường, sau đó cắt lên trở lại để mua vào.

Một số giai đoạn chỉ số RSI vượt xuống 30 và đi lên lại, hoặc vượt lên 70 và đi xuống lại, cùng với sự thay đổi của biểu đồ giá bên trên (Nguồn : Metatrader 4 Exness)

Theo hình minh họa bên trên, có thể thấy chỉ báo RSI cung cấp một số tín hiệu giao dịch có lợi nhuận, tuy nhiên không phải lúc nào việc chỉ số RSI đi xuống dưới 30 và quay lên trở lại hoặc đi lên trên 70 và quay xuống trở lại cũng tạo ra những cơ hội giao dịch tốt. Muốn sử dụng RSI hiệu quả, Trader cần kết hợp thêm một số công cụ khác.

Công Thức Tính Của RSI Là Gì?

Công thức tính RSI như sau:

RSI = 100 – 100 / (1 + RS)

Trong đó, RS (Relative Strength), được gọi là sức mạnh tương đối, có cách tính như sau:

RS = Average Gain / Average Loss

(Mức tăng trung bình của số kỳ tăng trong một giai đoạn thời gian được chọn / Mức giảm trung bình của số kỳ giảm trong một giai đoạn thời gian được chọn)

Theo tác giả Wilder, giai đoạn thời gian mặc định của RSI là 14.

Tìm Chỉ Báo RSI Ở Đâu Trên Phần Mềm Metatrader 4

Trong số các công cụ có sẵn do phần mềm giao dịch Forex phổ biến Metatrader 4 cung cấp có chỉ báo RSI. Điều này có nghĩa là khi Trader cài đặt MetaTrader 4 để giao dịch, Trader hoàn toàn có thể mở chỉ báo RSI lên và sử dụng ngay mà không cần cài đặt gì thêm.

Để mở chỉ báo RSI trong Metatrader 4, bạn cần mở Navigator (bấm Ctrl N hoặc bấm vào nút như trong hình bên dưới) > Chỉ số > Động lượng > Relative Strength Index. Sau đó bấm 2 lần hoặc kéo thả Relative Strength Index và biểu đồ của bạn để mở.

Cách mở RSI trong MetaTrader 4 (Nguồn : Metatrader 4 Exness)

Tại hộp hội thoại mở lên, bạn chỉ cần bấm OK nếu muốn giữ nguyên mặc định của hệ thống. Bạn chỉ nên điều chỉnh sau khi đã có nhiều kinh nghiệm sử dụng.

Chỉ báo RSI đã được mở trên biểu đồ của gặp ngoại hối GBPUSD (Nguồn: Metatrader 4 Exness)

Những Tín Hiệu Của RSI

Chỉ báo RSI có 3 tín hiệu cơ bản mà nhà giao dịch có thể sử dụng để đưa ra các phân tích và chiến lược giao dịch. Vậy RSI cung cấp những tín hiệu nào?

Overbought – Quá Mua RSI Là Gì?

Khi RSI lớn hơn 70, thị trường đang ở tình trạng quá mua. Điều này thường xảy ra khi xu hướng có dấu hiệu tăng và là tín hiệu dự báo thị trường đảo chiều giảm trở lại.

Oversold – Quá Bán RSI Là Gì?

Ngược lại, khi RSI nhỏ hơn 30, thị trường đang ở tình trạng quá bán. Điều này thường xảy ra khi xu hướng có dấu hiệu giảm và là tín hiệu dự báo thị trường đảo chiều tăng trở lại.

Divergence – Phân Kỳ RSI Là Gì?

Chỉ báo RSI cũng có thể cho thấy sự phân kỳ tại nơi đường RSI có xu hướng ngược lại với động thái giá phổ biến. Sự phân kỳ có thể là giá lên hoặc giá xuống. Cả hai hình thức đều có thể chỉ ra rằng có khả năng hiện tượng thị trường đảo chiều đang phát triển.

Phân kỳ RSI giá lên: Sự phân kỳ RSI giá lên thường xảy ra bất cứ khi nào giá của một cặp tiền tệ giảm và đường RSI đang tăng, đây là một tín hiệu tăng giá mạnh.

Phân kỳ RSI giá xuống: Sự phân kỳ RSI giá xuống thường xảy ra khi giá của một cặp tiền tệ có xu hướng tăng và đường RSI đang giảm, đây là một tín hiệu giảm giá mạnh.

  1. Sự Khác Biệt Giữa RSI Và MACD

Đường trung bình động phân kỳ – hội tụ (MACD) là một chỉ số xung lượng cho thấy xu hướng thị trường cũng như chỉ ra sự liên hệ giữa hai đường trung bình động về giá. MACD được hình thành từ 2 đường trung bình động. Đường thứ nhất hình thành từ hiệu số giữa đường trung bình động EMA 12 kỳ và đường trung bình động EMA 26 kỳ, được gọi là đường MACD. Đường thứ 2 được hình thành từ đường trung bình động EMA 9 kỳ của chính đường MACD đã hình thành trước đó và được gọi là đường tín hiệu.

Đường EMA 9-ngày của MACD, gọi là “đường tín hiệu”, được vẽ phía trên đường MACD, có thể hoạt động như một yếu tố kích hoạt cho các tín hiệu mua và bán. Các nhà giao dịch có thể mua cổ phiếu khi MACD vượt lên trên đường tín hiệu của nó, và bán cổ phiếu khi MACD cắt xuống dưới đường tín hiệu.

RSI được thiết kế để chỉ ra liệu một chứng khoán có đang bị quá mua hay quá bán do liên quan đến các mức giá gần đây hay không. Chỉ số RSI được tính bằng cách sử dụng số lãi và lỗ trung bình trong một khoảng thời gian nhất định. Khoảng thời gian mặc định là 14 phiên với các giá trị được giới hạn từ 0 đến 100.

MACD đo lường mối quan hệ giữa hai đường EMA, trong khi RSI đo lường sự thay đổi giá liên quan đến mức giá cao và thấp gần đây. Hai chỉ báo này thường được sử dụng cùng nhau để cung cấp cho các nhà phân tích bức tranh kỹ thuật đầy đủ hơn về thị trường.

Các chỉ số này đều đo lường động lượng của tài sản. Tuy nhiên, chúng đo lường các yếu tố khác nhau nên đôi khi đưa ra các chỉ dẫn trái ngược nhau. Ví dụ: RSI có thể hiển thị giá trị trên 70 trong một khoảng thời gian liên tục, cho thấy chứng khoán đang bị khai thác quá mức từ phía mua.

Đồng thời, MACD có thể chỉ ra rằng động lực mua vẫn đang tăng lên. Một trong hai chỉ báo có thể báo hiệu sự thay đổi xu hướng sắp tới bằng cách cho thấy sự phân kỳ với giá (giá tiếp tục cao hơn trong khi chỉ báo giảm xuống hoặc ngược lại).

Sai Lầm Phổ Biến Khi Sử Dụng Chỉ Báo RSI Là Gì?

Các nhà giao dịch thường sử dụng các chỉ báo giao dịch một cách máy móc. Điều này vô cùng tai hại vì các chỉ báo giao dịch đều có các ý nghĩa riêng. Do đó, bạn cần hiểu cặn kẽ mới có thể sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất. Hai sai lầm cơ bản mà đa số nhà giao dịch thường mắc phải là:

Thực hiện lệnh mua khi thị trường đang quá bán

Một trường hợp thị trường đang quá bán từ MetaTrader 4 (Nguồn : Metatrader 4 Exness)

Đây là một ví dụ thực tế từ thị trường đối với cặp USDJPYm, bạn có thể thấy chỉ báo RSI liên tục đi vào vùng quá bán (RSI <30) và duy trì tại vùng này một thời gian, tuy nhiên giá vẫn tiếp tục giảm và tạo nên các đáy mới thấp hơn đáy cũ. Trong trường hợp này, nếu bạn chỉ tuân theo chỉ báo RSI để tiến hành giao dịch, bạn có thể sẽ có một lệnh giao dịch không thuận lợi.

Thực hiện lệnh bán khi thị trường đang quá mua

Một trường hợp thị trường đang quá mua từ MetaTrader 4 (Nguồn : Metatrader 4 Exness)

Tương tự với sai lầm trên, đối với cặp GBPUSDm, chỉ báo RSI liên tục đi vào vùng quá mua (RSI >70),  tuy nhiên giá vẫn tiếp tục tăng và tạo nên các đỉnh mới cao hơn đỉnh cũ. Trong trường hợp này, hiện tượng đảo chiều mà bạn mong đợi theo tín hiệu từ RSI đã không xảy ra.

Vì vậy, việc sử dụng máy móc chỉ báo RSI khi phân tích thị trường đang quá mua hoặc quá bán để dự đoán việc thị trường đảo chiều là một sai lầm thường gặp, và có thể dẫn đến những kết quả giao dịch không mong muốn.

  1. Làm Thế Nào Để Đặt Các Mức Cắt Lỗ Và Chốt Lời Hiệu Quả Với Chỉ Báo RSI?

Khi sử dụng RSI, lý tưởng nhất là bạn nên đặt lệnh cắt lỗ của mình vượt quá đỉnh hoặc đáy vừa mới xảy ra trước mức giá đảo chiều mà bạn đang giao dịch.

Mức chốt lời lý tưởng là khi đường RSI cắt trên hoặc dưới đường trung tâm (mức 50); tại thời điểm đó, bạn nên chốt số lợi nhuận của mình (nếu có) bằng cách sử dụng lệnh dời điểm chốt lỗ. Trong một số trường hợp, xu hướng có thể đảo ngược ngay tại hoặc ở gần đường trung tâm; đó là lý do đây là mức chốt lời hiệu quả.

  1. Lưu ý: Đừng Luôn Mong Đợi Giá Đảo Chiều

Bạn không nên luôn mong đợi giá đảo chiều chỉ vì RSI chỉ ra đang có hiệu tượng quá mua hoặc quá bán. Một cặp tiền tệ đang trong xu hướng mạnh có thể ở tình trạng quá mua hoặc quá bán trong một thời gian dài. Ngoài ra, vì RSI là một chỉ báo động lượng, nó có thể tạo ra rất nhiều tín hiệu sai nếu công cụ mà nó đang đo lường thể hiện các đặc điểm xu hướng mạnh. Bạn luôn nên sử dụng lệnh cắt lỗ để giảm thiểu rủi ro khi giao dịch bằng RSI.

Có nhiều cách thức khác để sử dụng RSI, như dùng chỉ số RSI để tìm kiếm sự phân kỳ hoặc kết hợp chỉ số RSI với đường xu hướng, với các vùng hỗ trợ – kháng cự v.v. Tuy nhiên, đây là những cách sử dụng phức tạp hơn và không phù hợp với các Trader mới bước chân vào thị trường tài chính.

Hoạt động đầu tư này có mức rủi ro cao nên có thể không phù hợp cho tất cả các nhà đầu tư. Giá trị đầu tư có thể tăng lên và cũng có thể giảm xuống và các nhà đầu tư có thể mất tất cả vốn đầu tư. Trong mọi trường hợp, Exness sẽ không chịu trách nhiệm pháp lý đối với bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào, dù ở mức toàn bộ hay một phần, về bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào gây ra bởi, phát sinh từ, hoặc liên quan đến bất kỳ giao dịch nào liên quan đến Hoạt động đầu tư. Mọi ý kiến được đưa ra có thể mang tính cá nhân của tác giả và có thể không phản ánh ý kiến của Exness.

Mở tài khoản luyện tập để thử áp dụng kiến thức về RSI lên biểu đồ tại đây.

alternate text for image
Tự tin vào kỹ năng giao dịch của bạn? Mở tài khoản và bắt đầu giao dịch với Exness
OPEN A DEMO ACCOUNT