...
  1. Exness News
  2. Forex Education
  3. Quản lý rủi ro trong đầu tư forex
Forex Education

Quản lý rủi ro trong đầu tư forex

June 01, 2018
BY Emma Richards

Quản lý rủi ro trong đầu tư forex là một trong những yếu tố hàng đầu mà bất kỳ nhà đầu tư forex chuyên nghiệp nào cũng cần phải quan tâm và nắm vững. Các nhà giao dịch có thể gặp phải những rủi ro sau trong quá trình giao dịch: rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản v.v… Nếu nhà giao dịch chỉ chú tâm đến các phương pháp giao dịch mà quên đi việc bảo toàn vốn, không chắc chắn về các rủi ro giao dịch thì nhà giao dịch đó sẽ rất khó có thể tồn tại lâu dài và tạo lợi nhuận bền vững trênthị trường forex.

Rủi Ro Của Giao Dịch Trên Thị Trường Forex Là Gì?

Trên thị trường forex, rủi ro là việc thua lỗ mất một phần hoặc toàn bộ số vốn đầu tư khi nhà giao dịch thực hiện công việc đầu tư hoặc giao dịch ngoại hối. Có rất nhiều nguyên nhân có thể xảy ra để lý giải cho các rủi ro này, bao gồm các yếu tố chủ quan như thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm, không có phương pháp quản lý rủi ro phù hợp hoặc các yếu tố khách quan như các sự kiện, thông tin kinh tế, thông tin chính trị có tính bất ngờ. Bạn nên tránh mạo hiểm với những rủi ro lớn có thể xảy ra, gây ảnh hưởng đến tài khoản của bạn.

Quản Lý Rủi Ro Dành Cho Nhà Giao Dịch Là Gì?

Một cách tiếp cận cơ bản để bắt đầu xác định các rủi ro là nắm được mấu chốt của vấn đề. Trong quá trình quản lý rủi ro, nhà giao dịch hoặc của tổ chức thường xoay quanh các vấn đề như xác định mức độ % chịu rủi ro (số tiền chấp nhận thua lỗ) trước khi vào lệnh, vùng đặt Cắt lỗ hợp lý, cách thức thay đổi Cắt lỗ, Chốt lời, cách thoát lệnh từng phần hoặc toàn phần, cách nhồi thêm lệnh… Thông thường, các nhà giao dịch tập trung trước nhất vào việc xác định rủi ro là bao nhiêu % tài khoản cho mỗi lệnh. Mỗi nhà giao dịch sẽ có cách thức quản lý các nguồn lực vốn khác nhau, được hình thành từ kiến thức và kinh nghiệm giao dịch riêng.

Vì Sao Cần Lên Kế Hoạch Quản Lý Rủi Ro Khi Giao Dịch?

Nói một cách ngắn gọn, lý do chính mà các nhà giao dịch hoặc các tổ chức cần quản lý những rủi ro để tránh mất tiền nhanh và tăng cơ hội kiếm lời. Không kiểm soát rủi ro tiềm năng dẫn đến khả năng mất một phần hay ảnh hưởng đến toàn bộ vốn hoạt động của một nhà giao dịch hoặc của tổ chức khi thực hiện công việc đầu tư. Vì vậy, việc quản lý những rủi ro khi giao dịch được thực hiện nhằm mục đích giúp nhà giao dịch ước tính được các rủi ro tiềm năng từ các hoạt động trước khi tiến hành giao dịch, đồng thời có thể giúp họ nắm được cụ thể mức thua lỗ trong từng quá trình đầu tư sẽ ra sao, tối thiểu và tối đa như thế nào để quyết định quy mô đầu tư, thời điểm đầu tư, thời điểm kết thúc việc đầu tư và những yếu tố liên quan khác.

Bằng cách đánh giá rủi ro có thể xảy ra và cố gắng kiểm soát các khoản thua lỗ tiềm ẩn, bạn có thể trụ lại trên thị trường lâu hơn so với việc giao dịch ngẫu hứng. Điều này rất quan trọng: khả năng thực hiện thêm nhiều giao dịch giúp bạn phục hồi sau khi thua lỗ cũng như học hỏi từ chính những sai lầm của mình.

Những Yếu Tố Khác Nhà Giao Dịch Cần Biết Để Tăng Cường Hiệu Quả Trong Quá Trình Quản Lý Rủi Ro

Bên cạnh con số % về rủi ro cho mỗi giao dịch như đã trình bày ở trên, nhà giao dịch cũng nên biết được các yếu tố khác cho kế hoạch kiểm soát rủi ro và thua lỗ có thể xảy ra cho bản thân, ví dụ như:

  • Tổng thua lỗ trong ngày giao dịch forex: tỷ lệ % vốn tối đa được phép thua lỗ của nhà giao dịch trong một ngày giao dịch. Nếu thua lỗ chạm mức này thì nhà giao dịch sẽ ngừng giao dịch ngày đó, và xem xét lại hệ thống giao dịch.
  • Số lệnh lỗ liên tiếp cần tạm ngừng giao dịch forex: Nếu là daytrader – người giao dịch trong ngày – thì sau khoảng 3 giao dịch lỗ liên tiếp, nhà giao dịch nên nghỉ 1 thời gian, tầm khoảng 10 – 30 phút. Lý do là (1) để tránh tâm lý giao dịch trả thù, dẫn đến phá vỡ kế hoạch giao dịch, (2) thị trường có thể đang trong giai đoạn hỗn loạn hoặc không phù hợp với phong cách giao dịch quen thuộc của chúng ta, vì vậy việc ngừng lại 1 thời gian sẽ giúp chúng ta vượt qua giai đoạn đó, (3) thư giãn đầu óc 1 chút sẽ giúp nâng cao hiệu quả giao dịch sau đó hơn.
  • Tỷ lệ % lỗ cần chấm dứt ngày giao dịch: Xác định 1 mốc thua lỗ nhất định mà nhà giao dịch sẽ chấm dứt ngày giao dịch đó. Tỷ lệ có thể là 5-10% tùy vào từng nhà giao dịch.Ví dụ như trong ngày giao dịch đó, nhà giao dịch có thể xảy ra thua lỗ 10% kể từ mốc tài khoản cao nhất trong ngày (cụ thể tài khoản có 1000 usd, đầu phiên có lời 50 usd thành 1050 usd, nhưng nếu lỗ 10% chỉ còn 945 usd) thì nên chấm dứt ngày giao dịch.
  • Số ngày lỗ cần chấm dứt tuần giao dịch: Nếu trong 2-3 ngày lỗ liên tiếp (đối với daytrader) thì cần ngừng giao dịch hết tuần. Mục đích của việc này là để ổn định tâm lý và tránh giai đoạn thị trường khó lường.
  • Tổng thua lỗ trên tài khoản để tạm chấm dứt giao dịch thật: tỷ lệ % vốn tối đa mà nhà giao dịch thua lỗ trên toàn tài khoản (ví dụ 30% – 50% tài khoản). Nếu chạm mốc này thì nhà giao dịch nên ngừng giao dịch và chuyển sang xem xét lại hệ thống giao dịch của mình hoặc chuyển sang giao dịch trên tài khoản demo để luyện tập lại
  • Mức lợi nhuận / thua lỗ để tăng / giảm khối lượng giao dịch: Nhà giao dịch nên thiết lập sẵn một mốc tăng trưởng lợi nhuận nào đó cụ thể (ví dụ 30% tài khoản) để cho phép bản thân nâng khối lượng giao dịch lên (ví dụ tăng thêm 0.2 lot), hoặc mốc thua lỗ nào đó để bắt buộc bản thân phải giảm khối lượng giao dịch xuống

Công Cụ Giúp Quản Lý Rủi Ro Một Cách Hiệu Quả

Tất cả các rủi ro có thể được quản lý bằng cách thiết lập các lệnh dừng. Theo lý thuyết, việc giảm thiểu rủi ro cho các nhà giao dịch hoặc cho các tổ chức sẽ khá dễ dàng khi bạn hiểu về những tính năng cơ bản của nền tảng vì bạn có thể đặt lệnh dừng (cắt lỗ) để tránh thua lỗ nhiều hơn một số tiền nhất định từ bất kỳ lệnh giao dịch nào. Cắt lỗ là một tính năng có trong hầu hết các nền tảng giao dịch phổ biến. Nó được thực hiện bằng cách đóng giao dịch tự động ở một mức nhất định, thường là khi thua lỗ. Bạn có thể di chuyển một lệnh dừng bằng cách nhập một số mới nếu muốn. Điều này bao gồm việc chuyển các lệnh dừng thành lợi nhuận để bảo vệ lợi nhuận thả nổi. Điều này có nghĩa lệnh dừng sẽ ngăn chặn các giao dịch trở nên tệ hơn không cần thiết, vì nếu không có lệnh dừng, khoản lỗ từ bất kỳ giao dịch nào về mặt lý thuyết là không giới hạn trừ khi chúng được nhà giao dịch đóng thủ công.

Trong ví dụ này, lệnh dừng (hiển thị ở đường chấm đỏ) đã được di chuyển lên để bảo vệ lợi nhuận thả nổi. Nhà giao dịch đã đặt lệnh dừng của họ thấp hơn một chút so với mức thoái lui mới nhất trên biểu đồ này.

Nhiều nhà giao dịch cũng sử dụng dời điểm chốt lỗ. Trên MT4 và MT5, chức năng này hoạt động tương tự như một lệnh dừng thông thường. Điểm khác biệt là nó dịch chuyển theo sau giá hiện tại ở một khoảng cách điểm cụ thể khi giá đi theo chiều hướng có lời, vì vậy nó chỉ được hoạt động và kích hoạt trong lợi nhuận. Sử dụng kết hợp lệnh dừng và dời điểm chốt lỗ có thể là một công cụ rất hiệu quả để tránh những tổn thất tồi tệ nhất.

Tính năng quan trọng cuối cùng của nền tảng để quản lý những rủi ro là chốt lời. Thường được gọi là ‘giá mục tiêu’, điều này cho phép các nhà giao dịch xác định một điểm có lợi nhuận mà giao dịch sẽ được đóng. Đối với các nhà giao dịch mới, giá mục tiêu đóng vai trò như một lệnh dừng cần thiết. Khi sử dụng cùng nhau theo đúng cách, chúng cho phép người mới bắt đầu cắt lỗ và để lợi nhuận chạy dễ dàng hơn.

Hướng Dẫn Quy Trình Quản Lý Rủi Ro Khi Giao Dịch Forex

Như đã trình bày ở trên, yếu tố cơ bản nhất trong việc quản lý đánh giá rủi ro là xác định tỷ lệ % chấp nhận thua lỗ cho 1 lệnh, tức là chấp nhận thua lỗ bao nhiêu tiền cho mỗi lệnh giao dịch. Đây là con số quan trọng cần phải được xác định trước khi vào lệnh nhằm xác định rủi ro trước khi thực hiện giao dịch. Quy trình tính toán trước khi vào lệnh như sau:

(1) Xác định điểm vào lệnh ➔ (2) xác định điểm cắt lỗ ➔ (3) xác định điểm chốt lời ➔ (4) tính toán tỷ lệ lợi nhuận / rủi ro ➔ (5) xác định khối lượng lệnh ➔ (6) vào lệnh ➔ (7) quản lý lệnh đang giao dịch ➔ (8) chốt / thoát lệnh

Quá trình này sẽ diễn ra xuôi từ đầu đến cuối. Nếu nhà giao dịch cảm thấy chưa rõ ở bất kỳ bước nào, đặc biệt ở 5 bước đầu tiên, thì họ nên ngừng lại việc đặt lệnh, vì những rủi ro chưa được lường trước đó có thể khiến nhà giao dịch thua lỗ nhiều hơn mức mong muốn.

Việc tuân thủ quy trình 8 bước trên là điều tối quan trọng giúp nhà giao dịch có thể quản lý rủi ro và vốn hiệu quả khi thực hiện việc giao dịch trên thị trường tài chính nói chung và Forex nói riêng.

Hoạt động đầu tư này có mức rủi ro cao nên có thể không phù hợp cho tất cả các nhà đầu tư. Giá trị đầu tư có thể tăng lên và cũng có thể giảm xuống và các nhà đầu tư có thể mất tất cả vốn đầu tư. Trong mọi trường hợp, Exness sẽ không chịu trách nhiệm pháp lý đối với bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào, dù ở mức toàn bộ hay một phần, về bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào gây ra bởi, phát sinh từ, hoặc liên quan đến bất kỳ giao dịch nào liên quan đến Hoạt động đầu tư. Mọi ý kiến được đưa ra có thể mang tính cá nhân của tác giả và có thể không phản ánh ý kiến của Exness.

alternate text for image
Tự tin vào kỹ năng giao dịch của bạn? Mở tài khoản và bắt đầu giao dịch với Exness
OPEN A DEMO ACCOUNT