Ở phần 2, bạn đã nắm được cách giao dịch phân kỳ với một số chỉ báo dao động. Trong phần cuối của chuỗi bài viết này, Exness sẽ giới thiệu với bạn những nguyên tắc quan trọng cần ghi nhớ khi giao dịch phân kỳ.
Phân kỳ cung cấp cho các nhà giao dịch những tín hiệu rất đáng tin cậy. Tuy nhiên, cũng như mọi chỉ báo khác, phân kỳ không thể cung cấp tín hiệu chính xác 100%. Trong một vài trường hợp, sự xuất hiện của phân kỳ trong xu hướng không đồng nghĩa với việc xu hướng đó sẽ kết thúc hay tiếp diễn ngay lập tức.
Dưới đây là một ví dụ về góc tối của phân kỳ. Sự xuất hiện của một phân kỳ thường giá xuống khiến nhiều nhà giao dịch cho rằng tỷ giá EUR/USD sẽ quay đầu giảm. Tuy nhiên, cặp tiền này sau đó đã tăng mạnh và khiến những người đặt lệnh bán sập bẫy.
Chính vì vậy, đừng đánh cược toàn bộ tiền vào phân kỳ. Bạn cần hiểu rằng các tín hiệu dù có chắc ăn tới đâu, thì cách quản lý vốn trong giao dịch mới là thứ quyết định kết quả trong dài hạn của bạn.
Giao dịch phân kỳ quá vội vàng là một trong những lý do khiến nhiều nhà giao dịch thua lỗ. Sự vội vàng ở đây có thể là:
Độ chính xác của một phân kỳ phụ thuộc vào 3 yếu tố: hình thái rõ ràng, có tín hiệu xác nhận từ giá, và có sự ủng hộ từ các kháng cự/hỗ trợ/đường xu hướng. Để tìm ra những phân kỳ có độ chính xác cao, bạn nên dựa vào cả 3 yếu tố trên. Đừng hành động nếu tín hiệu phân kỳ của bạn hình thành trong một vùng giá hẹp, vì đó có thể chỉ là một cái bẫy!
Khung thời gian giao dịch cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín hiệu phân kỳ. Theo kinh nghiệm của nhiều chuyên gia, các phân kỳ xuất hiện trên những đồ thị thời gian dài như ngày, tuần hay tháng thường có độ tin cậy cao hơn rất nhiều so với các phân kỳ trên những đồ thị thời gian ngắn như 5 phút, 15 phút hay 30 phút.
Chính vì vậy, khi giao dịch phân kỳ, hãy cố gắng sử dụng những khung thời gian dài (4 giờ, ngày, tuần, hoặc tháng). Bạn có thể sử dụng khung thời gian 1 giờ nếu là một nhà giao dịch trung hạn; tuy nhiên, điều này không được khuyến khích.
Vậy là chúng ta đã hoàn thành 3 phần của chuỗi bài viết về giao dịch phân kỳ. Dưới đây là bản tổng hợp các phần của chuỗi bài viết này:
Phần 1: Phân Kỳ Là Gì?
Phần 2: Giao Dịch Phân Kỳ Như Thế Nào?
Phần 3: Những Nguyên Tắc Quan Trọng Khi Giao Dịch Phân Kỳ
Chuỗi bài viết về giao dịch phân kỳ đến đây là kết thúc. Xin chân thành cảm ơn bạn đã đón đọc. Đừng quên cập nhật các bài viết mới về giao dịch Forex trên blog FxNews của Exness nhé!
Mở tài khoản và thực hành giao dịch phân kỳ ngay thôi!
Trang web www.exness.com do công ty Exness Limited điều hành, (số đăng ký 21927 (IBC 2014). Exness Limited là một Công ty Kinh doanh Quốc tế tại Saint Vincent and the Grenadines. Exness (Cy) Ltd là một thành viên của Tập Đoàn Exness; được ủy quyền và kiểm soát bởi CySEC (Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Cộng hòa Síp), Số giấy phép 178/12. Exness (Cy) Ltd vận hành trang web www.exness.eu. Chỉ có thể sao chép thông tin trên trang web này khi có sự cho phép rõ bằng văn bản của Exness.
Cảnh Báo Chung về Rủi Ro: CFD là sản phẩm có đòn bẩy. Giao dịch CFD có mức rủi ro cao do đó có thể không thích hợp đối với tất cả các nhà đầu tư. Giá trị đầu tư có thể tăng lẫn giảm và các nhà đầu tư có thể mất tất cả vốn đầu tư. Trong mọi trường hợp Công Ty sẽ không chịu trách nhiệm pháp lý đối với bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào về bất kỳ tổn thất hay thiệt hại nào hoàn toàn hoặc một phần gây ra bởi, phát sinh từ, hoặc liên quan đến bất kỳ giao dịch nào liên quan đến CFD. Tìm hiểu thêm © 2008—2018.